Đại lý tàu có quyền kí phát vận đơn không?

Là người có tên ghi tại mục “Người nhận hàng” của vận đơn đường biển. Tùy theo cách ghi tên tại mục “Người nhận hàng” mà vận đơn ấy được xếp vào loại vận đơn chỉ định đích danh (straight bill of lading) hoặc vận đơn theo lệnh (To order bill of lading). Theo tập quán quốc tế, nếu tại mục này không ghi tên người nhận hàng mà chỉ ghi “Theo lệnh” (To order) thì vận đơn ấy thuộc loại vận đơn theo lệnh người gởi hàng.

Các đối tượng nào được miễn thị thực nhập cảnh vào Việt Nam?

Là người giao hàng xuống tàu tại cảng xếp hàng. Chủ hàng có thể tự mình làm người gởi hàng nhưng cũng có thể ủy thác người khác mà thường là đại lý giao nhận hàng (Forwarding agent) đảm nhận thay việc giao hàng.

Làm sao biết mớn nước tối đa cho phép tàu vào cảng?

Trong chuyên chở bằng container, khi một lô hàng không đủ số lượng để thuê trọn container thì chủ hàng có thể gởi lẻ bằng cách ký hợp đồng vận tải hàng lẻ với người gom hàng (Consolidation) để chở đi. Người gom hàng sẽ tập hợp, chỉnh đốn và sắp xếp hợp lý cho lô hàng lẻ thành những lô hàng đủ số lượng để sử dụng cách vận chuyển trọn container (Full container load). Dịch vụ gom hàng lẻ thành lô hàng trọn container đa phần do những người, công ty giao nhận đứng ra kinh doanh nhưng đôi khi cũng do các hãng tàu container đứng ra kinh doanh dưới dạng vận chuyển hàng lẻ (Less than container loading service) bên cạnh dạng vận chuyển hàng trọn container (Full container loading service). Nếu người gom hàng là người giao nhận thì sau khi ký hợp đồng chở hàng lẻ, họ trở thành người chuyên chở công cộng không có tàu NVOCC (Non vessel operating common carrier). Họ có trách nhiệm một mặt ký vận đơn người giao nhận (House Bill of Lading) cho chủ hàng, mặt khác họ trực tiếp thuê hãng tàu container để gửi trọn container chứa đầy hàng lẻ đến cảng đích. Hãng tàu container là người chuyên chở thực (Actual carrier) sẽ ký phát cho họ vận đơn người chuyên chở thực (Master Bill of Lading).

Các chi phí thông thường của một chuyến tàu mà chủ tàu phải trả?

Loại tàu chuyên dùng chở container, có đặc điểm:
– Chỉ có một boong (Single deck)
– Có mạn kép hoặc mạn đơn hình gợn sóng, mép boong dày, chắc, đà ngang boong có kích thước rộng làm tăng tính ổn định của tàu.
– Trong thân tàu, các hầm có thiết kế khung dẫn hướng theo chiều thẳng đứng đảm bảo container không bị xê dịch khi có sóng gió trên biển.
– Mặt boong có thiết kế cơ cấu chằng buộc container xếp trên boong.
– Đại bộ phận tàu container không trang bị cẩu bốc hàng mà chủ yếu dựa vào công cụ bốc dỡ trên bờ.
– Tùy theo cách bốc dỡ container, tàu container được chia thành loại:
• Tàu container bốc dỡ qua mạn (Lift-on/lift-off container ship) = LO/LO ship.
• Tàu container bốc dỡ theo cầu dẫn (Roll-on/roll-off container ship) = RO/RO ship.
• Tàu chở sà lan (Lighter – carrier or lighter aboard ship) = LASH.
• Tàu container hoạt động theo kiểu tàu chợ, kinh doanh chở thuê container đều đặn với tốc độ cao trên một tuyến vận chuyển cố định, theo một lịch trình được công bố trước và được sự hỗ trợ của các tàu container con (phụ) tiếp vận, phân phối container đến các điểm ngoài luồng (Feeder ship).

Bộ INCOTERMS bao gồm những nội dung gì?