
Gia vị nhất thiết cần phải thích hợp với tập quán, sở thích, khí hậu, sản phẩm của từng địa phương. Nó phải chịu được thử thách và được sự công nhận rộng rãi với một thời gian lâu dài qua nhiều thế hệ. Vậy nên, có rất nhiều người dù rời xa quê hương Việt Nam nhưng vẫn muốn ăn lại các loại gia vị này.
Gia vị bao gồm những thứ bỏ thêm vào tạo vị cho món ăn để thơm ngon hơn. Nếu nấu ăn mà thiếu các loại gia vị cũng có thể làm giảm mất chất lượng món ăn. Đây là mặt hàng không thể thiếu trong đời sống hằng ngày.
Trong thời kỳ hội nhập, người tiêu dùng không chỉ sử dụng nguyên liệu gia vị truyền thống Việt Nam mà còn tìm hiểu thêm các nguyên liệu từ nước ngoài như Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, các nước Phương Tây,…
Nhằm đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu nhập các nguyên liệu quốc tế về để bán ngày càng nhiều.

Mã HS của gia vị
Các mặt hàng nước sốt, gia vị, chế phẩm làm gia vị,…có mã HS chung là 2013.
Tham khảo thêm chi tiết các mã HS tại: Website Hải quan Việt Nam
Việc áp dụng đúng mã HS sẽ giúp Doanh nghiệp giảm thiểu thời gian thủ tục và được lấy hàng nhanh hơn. Tiết kiệm chi phí và thời gian
Thủ tục nhập khẩu gia vị
Tự công bố sản phẩm đối với hàng gia vị
Người nhập khẩu cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ và gửi tới Bộ Y Tế để thực hiện. Bộ hồ sơ bao gồm:
- Bản công bố sản phẩm
- Giấy chứng nhận, đăng ký thành lập doanh nghiệp
- Giấy chứng nhận xuất khẩu của mặt hàng
- Phiếu kết quả xét nghiệm an toàn thực phẩm
- Nhãn sản phẩm hoặc nhãn chụp sản phẩm nếu có. Nhãn mác hàng hóa của bột gia vị cần phải bao gồm:
- Tên hàng hóa
- Tên và địa chỉ tổ chức, chịu trách nhiệm về hàng hóa
- Xuất xứ hàng hóa
- Model, mã hàng hóa
- Các nội dung khác tùy từng loại hàng hóa.
Đăng ký kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm
Người nhập khẩu nộp hồ sơ đến cơ quan kiểm nghiệm được chỉ định về đăng ký kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm, gồm có:
- Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu;
- Bản tự công bố sản phẩm;
- Bản sao Danh mục hàng hóa.
Bộ hồ sơ nộp cho Hải Quan
- Tờ khai hải quan nhập khẩu
- Bill of Lading (vận đơn đường biển)
- Commercial Invoice (hóa đơn thương mại)
- Packing list (phiếu đóng gói hàng hóa)
- Commercial Contract (hợp đồng thương mại)
- Xác nhận đăng ký kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm
- C/O (giấy chứng nhận xuất sứ cảu hàng hóa).
Sau khi hoàn thành các bước như nêu trên là chủ lô hàng có thể được đưa hàng hóa nhập khẩu vào thị trường trong nước.
Xin giấy phép nhập khẩu
Interlink sẽ giúp khách hàng thực hiện các thủ tục, chứng từ, chuẩn bị hồ sơ nhập khẩu một cách nhanh chóng và bảo đảm. Điều này không những sẽ giúp khách hàng tiết kiệm nhiều thời gian thay vì tự tìm hiểu, mà còn để tránh các rủi ro về việc hàng hóa không xin được giấy phép nhập khẩu.
Chúng tôi luôn bám sát và cập nhật các thông tư, nghị định mới của Chính Phủ, sẵn sàng phục vụ, hỗ trợ, tư vấn mọi vấn đề về việc xin giấy phép nhập khẩu cho khách hàng của mình, giúp đơn hàng của khách hàng được nhập khẩu thuận lợi, tiết kiệm chi phí.
Để biết thêm thông tin và chi tiết nhập khẩu hàng trọn gói hãy liên lạc với Interlink qua:
Hotline: 0937 48 18 98
